“Được thành lập năm 2007, với tầm nhìn tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG – Compressed Natural Gas) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG – Liquefied Natural Gas), chiếm lĩnh >70% thị phần và có đầy đủ cơ sở hạ tầng vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước.
Trong bối cảnh xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên Thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng gần 200 doanh nghiệp sản xuất hàng đầu trong nước như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,… chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, đảm bảo hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường, vì một tương lai xanh, sạch.”
Khách hàng đã chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch CNG/ LNG
Tôn Đông Á – Cùng xây cuộc sống xanh
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ "cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh "kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội".
- Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á -
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ "cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh "kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội".
- Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á -
CNG,Tôn Đông Á
Chia sẻ
Công ty kính nổi Viglacera chuyển đổi sang sử dụng 100% nhiên liệu sạch (CNG), đảm bảo môi trường xanh gắn với phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu công nghiệp Xanh của Tổng công ty Viglacera – CTCP, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) đã chuyển đổi nhiên liệu đốt lò nấu kính từ sử dụng 100% dầu FO sang sử dụng 100% khí sạch CNG, hệ thống đã được nghiên cứu và triển khai từ năm 2016 và ngày 22/01/2019, thiết bị đốt bằng khí CNG đã chính thức đi vào vận hành dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp tục thực hiện mục tiêu tiên phong công nghệ Xanh – Sạch - Thân thiện môi trường trong lĩnh vực Kính xây dựng của Viglacera.
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Kính nổi Viglacera và nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera
Khí thiên nhiên nén CNG là nhiên liệu thuộc loại “xanh và sạch” được các nước tiên tiến trên thế giới ưa dùng và nó được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu trong công nghiệp được các nước Anh, Đức, Pháp Mỹ và Nga và các nước trên thế giới sử dụng. Khí CNG khi đốt cháy sinh ra lượng khí thải có nồng độ các chất gây ảnh hưởng tới môi trường rất thấp so với sử dụng nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu lỏng khác như dầu FO. Đặc biệt nồng độ các chất thải như CO, CO2, S02 và các chất gây hại khác.
Trong Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động SXKD 2018 và triển khai kế hoạch SXKD 2019 tại Công ty Kính nổi Viglacera, Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc TCT đánh giá cao nỗ lực của tập thể cán bộ CNV đơn vị đã tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm 2018, đồng thời tập trung vận hành hệ thống chuyển đổi khí thiên nhiên CNG đi vào hoạt động đạt các mục tiêu dự án đặt ra. Xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch là hướng đi đúng đắn của toàn Tổng công ty trong định hướng phát triển sản xuất Sạch – sản phẩm Xanh.
VIFG là doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt 100% là khí CNG, vận hành nhiên liệu đốt lò là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khí thải của lò nấu thải ra môi trường xung quanh đáp ứng được yêu cầu về Khí thải công nghiệp mà Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương yêu cầu.
Hiệu quả sử dụng khí CNG tại VIFG là cải thiện cơ bản về chất lượng khí thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu đốt lò so với dùng dầu FO. Viglacera đã lựa chọn giải pháp, thiết bị và công nghệ hiện đại của các hãng hàng đầu thế giới từ CHLB Đức và các đối tác có năng lực, kinh nghiệm nhằm đạt được hiệu cao nhất khi chuyển sang sử dụng 100% khí CNG, nâng cao chất lượng sản phẩm Kính xây dựng.
Công ty kính nổi Viglacera chuyển đổi sang sử dụng 100% nhiên liệu sạch (CNG), đảm bảo môi trường xanh gắn với phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu công nghiệp Xanh của Tổng công ty Viglacera – CTCP, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) đã chuyển đổi nhiên liệu đốt lò nấu kính từ sử dụng 100% dầu FO sang sử dụng 100% khí sạch CNG, hệ thống đã được nghiên cứu và triển khai từ năm 2016 và ngày 22/01/2019, thiết bị đốt bằng khí CNG đã chính thức đi vào vận hành dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp tục thực hiện mục tiêu tiên phong công nghệ Xanh – Sạch - Thân thiện môi trường trong lĩnh vực Kính xây dựng của Viglacera.
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Kính nổi Viglacera và nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera
Khí thiên nhiên nén CNG là nhiên liệu thuộc loại “xanh và sạch” được các nước tiên tiến trên thế giới ưa dùng và nó được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu trong công nghiệp được các nước Anh, Đức, Pháp Mỹ và Nga và các nước trên thế giới sử dụng. Khí CNG khi đốt cháy sinh ra lượng khí thải có nồng độ các chất gây ảnh hưởng tới môi trường rất thấp so với sử dụng nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu lỏng khác như dầu FO. Đặc biệt nồng độ các chất thải như CO, CO2, S02 và các chất gây hại khác.
Trong Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động SXKD 2018 và triển khai kế hoạch SXKD 2019 tại Công ty Kính nổi Viglacera, Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc TCT đánh giá cao nỗ lực của tập thể cán bộ CNV đơn vị đã tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm 2018, đồng thời tập trung vận hành hệ thống chuyển đổi khí thiên nhiên CNG đi vào hoạt động đạt các mục tiêu dự án đặt ra. Xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch là hướng đi đúng đắn của toàn Tổng công ty trong định hướng phát triển sản xuất Sạch – sản phẩm Xanh.
VIFG là doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt 100% là khí CNG, vận hành nhiên liệu đốt lò là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khí thải của lò nấu thải ra môi trường xung quanh đáp ứng được yêu cầu về Khí thải công nghiệp mà Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương yêu cầu.
Hiệu quả sử dụng khí CNG tại VIFG là cải thiện cơ bản về chất lượng khí thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu đốt lò so với dùng dầu FO. Viglacera đã lựa chọn giải pháp, thiết bị và công nghệ hiện đại của các hãng hàng đầu thế giới từ CHLB Đức và các đối tác có năng lực, kinh nghiệm nhằm đạt được hiệu cao nhất khi chuyển sang sử dụng 100% khí CNG, nâng cao chất lượng sản phẩm Kính xây dựng.
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ “cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh “kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội”.
– Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á –
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ “cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh “kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội”.
– Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á –
CNG,Tôn Đông Á
Chia sẻ
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
CNG Việt Nam
Chia sẻ
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, … Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, … Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Một vài hình ảnh sự kiện:
CNG Việt Nam
Chia sẻ
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 – 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU – Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon “Net-zero Carbon 2025”.
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén – vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 – 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU – Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon “Net-zero Carbon 2025”.
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén – vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
CNG Việt Nam
Chia sẻ
CDNL
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
CNG Việt Nam
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
CNG Việt Nam
Chia sẻ
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, … Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, … Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Một vài hình ảnh sự kiện:
CNG Việt Nam
Chia sẻ
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 – 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU – Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon “Net-zero Carbon 2025”.
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén – vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 – 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU – Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon “Net-zero Carbon 2025”.
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén – vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
CNG Việt Nam
Chia sẻ
Sự kiện
Loading...
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn - Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải - Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn - Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải - Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
CNG Việt Nam
Chia sẻ
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư - Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, ... Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư - Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, ... Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Một vài hình ảnh sự kiện:
CNG Việt Nam
Chia sẻ
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 - 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU - Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon "Net-zero Carbon 2025".
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén - vận chuyển - phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,...
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 - 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU - Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon "Net-zero Carbon 2025".
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén - vận chuyển - phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,...
Khách hàng đã chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch CNG/ LNG
Loading...
Tôn Đông Á – Cùng xây cuộc sống xanh
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ "cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh "kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội".
- Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á -
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ "cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh "kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội".
- Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á -
CNG,Tôn Đông Á
Chia sẻ
Công ty kính nổi Viglacera chuyển đổi sang sử dụng 100% nhiên liệu sạch (CNG), đảm bảo môi trường xanh gắn với phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu công nghiệp Xanh của Tổng công ty Viglacera – CTCP, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) đã chuyển đổi nhiên liệu đốt lò nấu kính từ sử dụng 100% dầu FO sang sử dụng 100% khí sạch CNG, hệ thống đã được nghiên cứu và triển khai từ năm 2016 và ngày 22/01/2019, thiết bị đốt bằng khí CNG đã chính thức đi vào vận hành dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp tục thực hiện mục tiêu tiên phong công nghệ Xanh – Sạch - Thân thiện môi trường trong lĩnh vực Kính xây dựng của Viglacera.
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Kính nổi Viglacera và nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera
Khí thiên nhiên nén CNG là nhiên liệu thuộc loại “xanh và sạch” được các nước tiên tiến trên thế giới ưa dùng và nó được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu trong công nghiệp được các nước Anh, Đức, Pháp Mỹ và Nga và các nước trên thế giới sử dụng. Khí CNG khi đốt cháy sinh ra lượng khí thải có nồng độ các chất gây ảnh hưởng tới môi trường rất thấp so với sử dụng nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu lỏng khác như dầu FO. Đặc biệt nồng độ các chất thải như CO, CO2, S02 và các chất gây hại khác.
Trong Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động SXKD 2018 và triển khai kế hoạch SXKD 2019 tại Công ty Kính nổi Viglacera, Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc TCT đánh giá cao nỗ lực của tập thể cán bộ CNV đơn vị đã tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm 2018, đồng thời tập trung vận hành hệ thống chuyển đổi khí thiên nhiên CNG đi vào hoạt động đạt các mục tiêu dự án đặt ra. Xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch là hướng đi đúng đắn của toàn Tổng công ty trong định hướng phát triển sản xuất Sạch – sản phẩm Xanh.
VIFG là doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt 100% là khí CNG, vận hành nhiên liệu đốt lò là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khí thải của lò nấu thải ra môi trường xung quanh đáp ứng được yêu cầu về Khí thải công nghiệp mà Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương yêu cầu.
Hiệu quả sử dụng khí CNG tại VIFG là cải thiện cơ bản về chất lượng khí thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu đốt lò so với dùng dầu FO. Viglacera đã lựa chọn giải pháp, thiết bị và công nghệ hiện đại của các hãng hàng đầu thế giới từ CHLB Đức và các đối tác có năng lực, kinh nghiệm nhằm đạt được hiệu cao nhất khi chuyển sang sử dụng 100% khí CNG, nâng cao chất lượng sản phẩm Kính xây dựng.
Công ty kính nổi Viglacera chuyển đổi sang sử dụng 100% nhiên liệu sạch (CNG), đảm bảo môi trường xanh gắn với phát triển bền vững
Thực hiện mục tiêu công nghiệp Xanh của Tổng công ty Viglacera – CTCP, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) đã chuyển đổi nhiên liệu đốt lò nấu kính từ sử dụng 100% dầu FO sang sử dụng 100% khí sạch CNG, hệ thống đã được nghiên cứu và triển khai từ năm 2016 và ngày 22/01/2019, thiết bị đốt bằng khí CNG đã chính thức đi vào vận hành dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp tục thực hiện mục tiêu tiên phong công nghệ Xanh – Sạch - Thân thiện môi trường trong lĩnh vực Kính xây dựng của Viglacera.
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Kính nổi Viglacera và nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera
Khí thiên nhiên nén CNG là nhiên liệu thuộc loại “xanh và sạch” được các nước tiên tiến trên thế giới ưa dùng và nó được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu trong công nghiệp được các nước Anh, Đức, Pháp Mỹ và Nga và các nước trên thế giới sử dụng. Khí CNG khi đốt cháy sinh ra lượng khí thải có nồng độ các chất gây ảnh hưởng tới môi trường rất thấp so với sử dụng nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu lỏng khác như dầu FO. Đặc biệt nồng độ các chất thải như CO, CO2, S02 và các chất gây hại khác.
Trong Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động SXKD 2018 và triển khai kế hoạch SXKD 2019 tại Công ty Kính nổi Viglacera, Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng giám đốc TCT đánh giá cao nỗ lực của tập thể cán bộ CNV đơn vị đã tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm 2018, đồng thời tập trung vận hành hệ thống chuyển đổi khí thiên nhiên CNG đi vào hoạt động đạt các mục tiêu dự án đặt ra. Xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch là hướng đi đúng đắn của toàn Tổng công ty trong định hướng phát triển sản xuất Sạch – sản phẩm Xanh.
VIFG là doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt 100% là khí CNG, vận hành nhiên liệu đốt lò là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khí thải của lò nấu thải ra môi trường xung quanh đáp ứng được yêu cầu về Khí thải công nghiệp mà Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương yêu cầu.
Hiệu quả sử dụng khí CNG tại VIFG là cải thiện cơ bản về chất lượng khí thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu đốt lò so với dùng dầu FO. Viglacera đã lựa chọn giải pháp, thiết bị và công nghệ hiện đại của các hãng hàng đầu thế giới từ CHLB Đức và các đối tác có năng lực, kinh nghiệm nhằm đạt được hiệu cao nhất khi chuyển sang sử dụng 100% khí CNG, nâng cao chất lượng sản phẩm Kính xây dựng.
CNG Việt Nam,Tin nổi bật
Chia sẻ
Tin tức nổi bật
Tất cả
CDNL
CNG Việt Nam
Sự kiện
Tất cả
Loading…
Tôn Đông Á – Cùng xây cuộc sống xanh
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ “cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh “kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội”.
– Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á –
Là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành Tôn Mạ, với sản lượng hơn 800.000 tấn sản phẩm/ năm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường, đó cũng chính là lý do Tôn Đông Á lựa chọn sử dụng sản phẩm CNG và hợp tác cùng CNG Việt Nam. Việc chuyển đổi sang CNG giúp chúng tôi giảm phát thải hơn 200.000 tấn CO2, tương đương gián tiếp trồng mới gần 5 triệu cây xanh. Đồng thời, việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu đã giúp công ty chúng tôi tăng đáng kể hiệu quả nhiệt năng và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Trong suốt hơn 11 năm đồng hành, cùng nhau vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn của thị trường, giá nhiên liệu biến động, nền chính trị kinh tế Thế giới bất ổn, CNG Việt Nam luôn là đối tác đáng tin cậy. Trong bối cảnh Thế giới chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tiến tới nền kinh tế phát thải Carbon thấp, cùng với những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, Tôn Đông Á cùng tất cả các Doanh nghiệp ngồi đây cam kết phát triển trên nền tảng bền vững, bảo vệ môi trường, chia sẻ giá trị nhân văn với xã hội đúng theo tôn chỉ “cùng xây cuộc sống xanh”.
Tôn Đông Á sẽ luôn đồng hành với CNG Vietnam, là đối tác chiến lược tin cậy, cùng nhau chia sẻ sứ mệnh “kiến tạo những giá trị bền vững cho cộng đồng xã hội”.
– Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á –
CNG,Tôn Đông Á
Chia sẻ
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
CNG Việt Nam
Chia sẻ
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, … Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG tại KCN Thuận Đạo, Long An
Ngày 16/10/2022, tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tham dự buổi lễ có, phía Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có sự tham dự của:
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty;
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ;
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
Đại diện tư vấn giám sát Intertek:
Ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng.
Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC:
Ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án.
Về phía nhà thầu thi công Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam), có sự tham gia của:
Ông Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc công ty.
Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel, … Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thuận Đạo.
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.
Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.
Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
Một vài hình ảnh sự kiện:
CNG Việt Nam
Chia sẻ
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 – 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU – Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon “Net-zero Carbon 2025”.
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén – vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
CNG Việt Nam tự hào được vinh danh tại “Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022”
Ngày 02/11/2022, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8, năm 2022 được Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng khách mời và đại diện các doanh nghiệp. Đã có 172 Doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm có chất lượng và uy tín được ghi nhận, vinh danh tại buổi Lễ.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thương hiệu mạnh, giá trị các doanh nghiệp thương hiệu Quốc gia tăng từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD trong hai năm qua (2020 – 2022) và là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng giá trị thuộc nhóm nhanh nhất Thế giới.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Việc đạt danh hiệu này là dấu mốc quan trọng, là thành tựu và cũng là niềm tự hào minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV Công ty, là sự ghi nhận to lớn đóng góp của CNG Việt Nam trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Là động lực để tập thể CNG Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín và hình ảnh Thương hiệu Doanh nghiệp Việt Nam.
Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sau đó được xử lý, vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy nén khí của CNG Việt Nam. Tại đây, khí thiên nhiên được nén đến áp suất 200 – 250 barg, rồi được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dụng. Tại nơi tiêu thụ, CNG được giảm áp qua thiết bị thiết bị giảm áp (PRU – Pressure Reducing Units) tới áp suất sử dụng của Khách hàng. Khí tự nhiên với ưu điểm là nhiên liệu sạch, cung cấp nhiệt trị cao, ổn định với giá thành thấp hơn các nhiên liệu truyền thống (dầu DO, FO) và giảm phát thải khí nhà kính lên tới 50% so với than đá. Đây là 1 trong 2 trụ cột năng lượng chính (cùng với điện gió, điện mặt trời) giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa phát thải Carbon “Net-zero Carbon 2025”.
Được thành lập năm 2007, với sứ mệnh tiên phong trong sự nghiệp xanh hóa nguồn nhiên liệu tại Việt Nam, Công ty CP CNG Việt Nam hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén (CNG), chiếm lĩnh 74% thị phần trong nước và có đầy đủ cơ sở hạ tầng nén – vận chuyển – phân phối trên khắp cả nước. Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế. Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và trong những năm tới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
G20 lần đầu tiên đạt đồng thuận về định giá carbon
Trong một thông cáo chính thức hôm 10/7, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã công nhận “định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm phát thải carbon.
Thông cáo được ban hành sau cuộc nhóm họp Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, diễn ra hôm 10/7/2021 tại TP Venice của Italia. Chính tại nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng, các nhà lãnh đạo đã đề cập đến việc định giá carbon trong số “bộ công cụ” mà các quốc gia cần phối hợp thực hiện cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của toàn cầu.
Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử cacbon và năng lượng sạch, “bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; và nếu thích hợp, thì cần sử dụng cơ chế định giá cacbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất” – thông cáo từ cuộc họp G20 tại Venice cho biết.
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao, hiện đang gây tranh cãi. “Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, bạn có thể đưa cụm từ “định giá carbon” này vào như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói trước báo giới. Những nỗ lực này từng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump – người thường xuyên phản đối việc đề cập đến biến đổi khí hậu như một nguy cơ toàn cầu trong các tuyên bố quốc tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ả Rập Saudi vào năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc bấy giờ Steven Mnuchin đã đồng ý đề cập đến biến đổi khí hậu trong thông cáo chung của G20, nhưng từ chối tuyên bố nó là một rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, nó được đưa vào tài liệu tham khảo về trách nhiệm của Ban Ổn định Tài chính G20, nhằm xem xét các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Do đó, việc đề cập đến giá carbon hôm 10/7 cũng được cho đã đánh dấu ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden. Chính quyền này đã nhanh chónh đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris vào tháng Giêng năm nay, và đã đặt ra các mục tiêu giảm carbon đầy tham vọng cũng như các kế hoạch đầu tư năng lượng sạch và giao thông quốc gia.
Tuy nhiên, trong khi vẫn ủng hộ việc cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của chính quyền Biden, Janet Yellen, mới đây cũng lưu ý quốc tế cần sự phối hợp tốt hơn trong các chính sách cắt giảm carbon, để tránh xung đột thương mại. Chẳng hạn, nhiều bên đang chỉ trích biện pháp cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM), lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác khi chủ trương đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được kỳ vọng nhằm ngăn chặn “rò rỉ carbon” từ các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn vào khối. Đây thậm chí vẫn là mâu thuẫn chưa thể hòa giải giữa Brussels và Washington, bất chấp loạt tuyên bố chung đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU hồi giữa tháng 6 vừa qua.
(Tác giả: Hương Thảo, nguồn tham khảo: https://kinhtedothi.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
EU đề xuất mức thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu
Khi Liên minh châu Âu (EU) thiết lập kế hoạch mua bán phát thải (cap-and-trade) để định giá lượng khí thải carbon vào năm 2005, khối này đã phải đối mặt với một vấn đề phức tạp. Việc bắt buộc các công ty gây ô nhiễm mua giấy phép khiến họ gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu.
Các công ty có thể phản ứng với kế hoạch này bằng cách di chuyển các hoạt động ra nước ngoài, gây ra “rò rỉ carbon”. Và nếu các nhà sản xuất ở những nơi có tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo hơn các công ty châu Âu, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên. EU đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp trợ cấp và giấy phép ô nhiễm miễn phí cho một số ngành công nghiệp được tiếp xúc với thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp đó luôn có mục tiêu ẩn. Ngày 14/7, các quan chức EU đã đề ra kế hoạch loại bỏ chúng và thay thế bằng “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM). Từ năm 2025 – 2035, các nhà sản xuất nhôm, xi măng, phân bón và thép sẽ dần mất trợ cấp. Nhưng các nhà nhập khẩu những mặt hàng này sẽ phải mua một loại giấy phép ô nhiễm mới. Số lượng cần sẽ phụ thuộc vào lượng carbon ước tính đã được thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa. Chính sách này có hiệu lực là một mức thuế, nhằm bù đắp thực tế là các công ty nước ngoài có thể không phải đối mặt với giá carbon hoặc một mức giá thấp hơn của châu Âu.
Việc chuyển đổi này sẽ làm hài lòng những người nghi ngờ rằng trợ cấp đã làm giảm tác động của giá carbon. Về lý thuyết, giấy phép miễn phí không ảnh hưởng đến động cơ giảm lượng khí thải, bởi vì phần thưởng tài chính cho việc làm đó là như nhau: các công ty trở nên xanh hơn có thể bán các quyền lợi thặng dư của họ.
Trên thực tế, những người thích miễn phí đã phá bỏ tham vọng. Michael Grubb của Đại học College London chỉ ra rằng, các công ty biết nếu họ bán giấy phép ngay hôm nay, họ có thể nhận được ít giấy phép hơn trong tương lai. So với các ngành đã nhận được sự hỗ trợ, ngành điện, chưa được hỗ trợ, đã khử cacbon nhanh hơn. Việc rút lại các khoản trợ cấp mà không có một chương trình mới sẽ mang lại nguy cơ rò rỉ.
Các quan chức EU ước tính rằng, đến năm 2030, CBAM và bộ chính sách môi trường được công bố sẽ giảm 14% lượng khí thải trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng, so với kịch bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ thấp hơn 12%, do thuế quan làm giảm thương mại. Phạm vi của chương trình tương đối nhỏ. Nó sẽ tăng khoảng 9 tỷ euro doanh thu vào năm 2030 (mặc dù con số đó có thể tăng gần gấp đôi một khi chính sách được hoàn thiện theo từng giai đoạn).
Theo IMF, lượng carbon thể hiện trong dòng chảy thương mại thường ít hơn 10% tổng lượng khí thải của các quốc gia và đề xuất này chỉ bao gồm một số lĩnh vực. Vào năm 2019, các mặt hàng nhập khẩu được đề cập chỉ trị giá 29 tỷ euro (33 tỷ USD, hay 1,5% tổng giá trị của khối).
Tuy nhiên, thuế quan không nhất thiết phải quá lớn để gây ra phản ứng. Có lẽ đó sẽ là một lựa chọn tốt: với việc áp dụng CBAM, các nước ngoài có thể định giá carbon trong nước và giữ doanh thu cho chính họ (EU sẽ giảm giá cho các khoản thuế carbon đã nộp). Khi phạm vi của CBAM tăng lên, thì các chính phủ khác sẽ cảm thấy có lực kéo lớn hơn đối với việc định giá phát thải.
Tuy nhiên, một hệ quả có thể xảy ra hơn là một cuộc tranh cãi về việc liệu chính sách có mang tính bảo hộ hay không. Australia và Ấn Độ, cả hai nhà xuất khẩu sang EU, đều đang phàn nàn rằng thuế quan có thể phân biệt đối xử và thoái lui. Vào tháng 3, Mỹ đã cảnh báo EU rằng thuế biên giới sẽ là “biện pháp cuối cùng”. Họ cũng cho biết đang xem xét một trong những điều riêng của mình mặc dù không định giá carbon, ngoại trừ việc thông qua một sự chắp vá không hoàn chỉnh của các chương trình nhà nước trong đó giá quá thấp.
Cũng có nguy cơ xảy ra hậu quả khôn lường. Các công ty nước ngoài có thể chuyển hướng xuất khẩu xanh nhất của họ sang châu Âu và gửi sản lượng ô nhiễm đến nơi khác, thay vì cắt giảm lượng khí thải tổng thể. Hiện tượng này, được gọi là “xáo trộn tài nguyên”, đã gây khó khăn cho California, nơi có CBAM cho thị trường điện của mình. Các công ty cũng có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình để khai thác phạm vi hạn chế của chính sách. Một nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua giấy phép nhập khẩu thép có thể thích mua khung gầm ô tô được làm bằng thép ở nước ngoài, điều mà CBAM sẽ không áp dụng. Nguy cơ rò rỉ carbon tăng lên cùng với giá carbon.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 bởi DIW Berlin, một tổ chức tư vấn, cho thấy rằng mức giá 75 euro mỗi tấn sẽ khiến 15% sản lượng của EU dễ bị cắt giảm theo cách này (giá carbon châu Âu đang dao động trong khoảng 50-60 euro tấn và dự kiến sẽ tăng).
Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được giảm thiểu khi giá carbon được áp dụng ở khắp mọi nơi. Sức mạnh của các biện pháp khuyến khích có nghĩa là sản xuất sử dụng nhiều carbon sẽ luôn cố gắng tìm đường đến nơi phát thải rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là cố gắng bịt mọi lỗ hổng là vô ích. Lập luận tốt nhất cho CBAM rằng, đây là bước đầu tiên hướng tới một thế giới mà khí thải không thể thoát khỏi giá carbon. Nếu chúng đủ phổ biến, thì CBAM sẽ không cần thiết.
Dù vậy rất lâu trước khi điều đó xảy ra, EU phải vượt qua sự phản đối của CBAM trên sân nhà. Một vấn đề là thương mại sẽ được điều chỉnh theo chiều vào nhưng không được điều chỉnh theo chiều ra. Các nhà xuất khẩu, sau khi mất trợ cấp, vẫn sẽ thấy mình phải cạnh tranh ở các thị trường bên ngoài biên giới châu Âu chống lại các công ty có thể bỏ qua chi phí carbon (khoảng 8% sản lượng xi măng của EU và 18% thép được xuất khẩu). Đã có một số nhà lập pháp trong Nghị viện châu Âu, vốn phải thông qua đề xuất, đang kêu gọi điều chỉnh biên giới để tồn tại cùng với giấy phép tự do, trừng phạt doanh nghiệp nước ngoài trong khi tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp trong khối.
(Tác giả: Việt Dũng, nguồn tham khảo: https://congthuong.vn)
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: khí thiên nhiên, năng lượng tái tạo lên ngôi
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Thế giới đã và đang diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch (khí thiên nhiên), năng lượng tái tạo. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 cuối năm 2021, cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.
Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí, nước trong sạch hơn, sức khỏe con người và điều kiện môi trường được nâng cao.
Hội nghị COP26 – Một dấu mốc quan trọng trong xu hướng Chuyển dịch năng lượng toàn cầu:
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) – một sự kiện quan trọng hàng đầu về khí hậu, đã diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) từ ngày 31/10/2021 đến 13/11/2021 với gần 200 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Các nước tham gia đã đồng thuận với Hiệp ước Khí hậu Glasgow để đạt được mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt ở 1.5 độ C, và hoàn thiện các phần chưa được thống nhất của Thỏa thuận Paris.
Bên cạnh việc thống nhất với Hiệp ước Glasgow, các nước, các tổ chức tham gia COP26 cũng có nhiều cam kết quan trọng, có ý nghĩa trong việc giảm phát thải, khống chế mức tăng nhiệt. Một số cam kết điển hình như sau:
Hơn 100 Quốc gia cam kết đến năm 2030 chấm dứt nạn phá rừng.
40 Quốc gia cam kết loại bỏ điện than (tương đương 37% tổng điện năng trên Thế giới trong năm 2019).
Mỹ & Trung Quốc cam kết hợp tác xây dựng chiến lược dài hạn chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo & giảm phát thải Carbon.
450 tổ chức tài chính cam kết sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, loại bỏ tài trợ cho các ngành Công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, hóa thạch.
Lộ trình chuyển dịch năng lượng Thế giới:
Theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1 – Sạch hóa hạ tầng hiện tại.
Giai đoạn 2 – Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 3 – Mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng.
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng năng lượng hiện hữu. Trong giai đoạn này, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp.
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn.
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi chuyển dịch năng lượng, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.
Tác động của chuyển dịch năng lượng toàn cầu đến Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch.
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030.
Vai trò của CNG Việt Nam cùng Khách hàng, đối tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng:
Trong bối cách xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói các giải pháp năng lượng sạch (CNG/ LNG), Công ty Cổ phần CNG Việt Nam đã góp phần không nhỏ cùng các Doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành công sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên, thân thiện hơn với môi trường & đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Khí thiên nhiên không chỉ an toàn, “sạch” hơn các loại nhiên liệu truyền thống (phát thải CO2 chỉ bằng 50% so với than đá), mà còn giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nhiên liệu và chi phí xử lý sự cố môi trường. Trong suốt 15 năm qua, CNG Việt Nam cùng các khách hàng, đối tác đã giảm phát thải hơn 1.3 triệu tấn CO2, góp phần thực hiện “xanh hóa nguồn nhiên liệu” hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm khí thiên nhiên nén (CNG) và sắp tới, là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đã được tin tưởng sử dụng làm nhiên liệu đầu vào bởi hơn 100 Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera,…
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Đề xuất tiêu chí môi trường với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh như sau:
Tiêu chí môi trường bao gồm: Tiêu chí sàng lọc, tiêu chí ngưỡng và chỉ tiêu và yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác.
Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu không gây hại đáng kể đến các mục tiêu môi trường khác gồm: a- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương (nếu có); b- Tuân thủ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c- Phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng danh mục phân loại xanh đối với một số dự án hoặc hạng mục dự án đặc thù (nếu có).
Việc xác định dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng không có nhu cầu xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.
Về việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất 2 phương án: Phương án 1 – xác nhận thông qua tổ chức đánh giá độc lập; phương án 2 – xác nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cần thiết với tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển từ 20 năm gần đây trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đến nay, tín dụng xanh và trái phiếu xanh trên toàn cầu đã trở thành 2 nguồn tài chính xanh lớn nhất, có vai trò quyết định cho đầu tư xanh, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tài chính xanh to lớn cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ 21.
Hiện nay, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia (Châu Âu, Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazahtan…) và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức sáng kiến khí hậu toàn cầu (CBI), Tổ chức OECD….
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bước đầu thiết lập “Danh mục dự án xanh” và xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác thống kê, báo cáo tín dụng xanh để phân loại các hoạt động kinh tế/dự án xanh làm cơ sở để cấp tín dụng xanh và phát hành thí điểm trái phiếu xanh. Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số chủ thể phát hành trái phiếu đã phát hành thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, các “danh mục dự án xanh” và hướng dẫn trên đều không có cơ sở phân loại theo các mục tiêu, lợi ích môi trường và không dựa trên các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường của Việt nam và thông lệ quốc tế; thiếu cơ sở pháp lý nên việc sử dụng mới mang mục đích tham khảo hoặc dùng để thống kê.
Vì vậy, việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ
CNG Việt Nam
Loading…
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, những ý kiến góp ý của quý Cổ đông để CNG Vietnam phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2022 được ĐHĐCĐ giao.
Chi tiết Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, vui lòng bấm tại ĐÂY!
ĐHCĐ thường niên 2022: CNG Việt Nam xác định tầm nhìn trở thành nhà cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch
Ngày 26/04/2022 tại Vũng Tàu, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (mã chứng khoán: CNG) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2022 với nhiều nội dung quan trọng được đệ trình và thông qua.
Tham dự Đại hội có các Ông/ Bà thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát Công ty CNG Việt Nam và đặc biệt có sự tham dự của các Cổ đông và người đại diện Cổ đông nắm giữ 15.653.708 cổ phần, tương đương 57,98% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.
Báo cáo với Cổ đông tại Đại hội, Ông Vũ Văn Thực – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CNG Vietnam đã nhấn mạnh: Năm 2021 là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị thế giới bất ổn; tuy nhiên với sự hỗ trợ từ Tổng Công ty Khí và Hội đồng Quản trị Công ty, Ban Lãnh đạo CNG Vietnam cùng toàn thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kép “Đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển kinh doanh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao. Một số chỉ tiêu chính thể hiện rất đáng khích lệ như:
Sản lượng khí tiêu thụ đạt 274,31 triệu Sm3, vượt 13% so với kế hoạch, bằng 120,8% năm 2020;
Tổng doanh thu đạt 3.062,08 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch, bằng 130,7% năm 2020;
Lợi nhuận trước thuế 107,59 tỷ đồng, vượt 79% so với kế hoạch, bằng 164,5% năm 2020;
Chiếm lĩnh gần 72% thị phần cung cấp CNG toàn quốc.
Với kết quả đã đạt được, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2021 là 20%.
Bước sang năm 2022, CNG Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trên cơ sở giá dầu 60 USD/ thùng và tỷ giá 23.800 đồng/ USD với:
Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 286 triệu Sm3;
Tổng doanh thu 3.232,12 tỷ đồng;
Lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng;
Lợi nhuận sau thuế đạt 88,03 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, CNG Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty khí/ PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, sẵn sàng các phương án cấp khí cho khách hàng toàn quốc từ nguồn LNG nhập khẩu trong năm 2023.
Về định hướng, mục tiêu xây dựng CNG Việt Nam dẫn đầu thị trường, trở thành nhà cung cấp LNG/ CNG bằng xe bồn hàng đầu Việt Nam, chiếm lĩnh trên 70% thị phần CNG và trên 60% thị phần LNG. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%-13%/ năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Các nội dung khác được trình bày, trao đổi, thảo luận tại Đại hội phần lớn liên quan đến công tác phát triển thị trường, mở rộng địa bàn để gia tăng sản lượng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác Marketing để quảng bá Thương hiệu; tiếp tục định vị CNG = “Clean Natural Gas” là đơn vị tiên phong cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch tại Việt Nam; thực hiện tốt công tác nâng cao trải nghiệm Khách hàng.
Về công tác nhân sự, ĐHĐCĐ đã thông qua việc: Miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát Công ty đối với Bà Phan Thị Kim Thoa, đồng thời Đại hội đã bầu Ông Nguyễn Quang Bá và Ông Đinh Văn Quảng giữ chức thành viên Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 với tỷ lệ tán thành cao.
Cũng tại Đại hội, Ông Triệu Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) thay mặt Cổ đông lớn PV GAS đã có những đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và thành quả của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của CNG Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, Ông Triệu Quốc Tuấn khẳng định PV GAS sẽ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về nguồn cung, chính sách để CNG Việt Nam phát triển thị trường, gia tăng sản lượng, chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ CNG trong năm 2022 cũng như LNG từ năm 2023, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của CNG Việt Nam.
Cuối cùng, phát biểu bế mạc Đại hội, Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT CNG Vietnam thay mặt tập thể người lao động, Ban lãnh đạo CNG Vietnam gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là quý vị Cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với CNG Vietnam trong những năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của PV GAS và các Cổ đông trên hành trình phát triển trong những năm tiếp theo. CNG Vietnam tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ các nội dung, ý kiến chỉ đạo của Tổ